TINH DẦU THÔNG:
Sản phẩm thu được từ chế biến nhựa thông, là chất lỏng trong suốt, không màu, đặc trưngkhông có cặn và nước. Là hỗn hợp của hiđrocacbon monotecpen có công thức chungC10H16. Ngoài ra, thường có một lượng nhỏ các setquitecpen và các dẫn xuất axit của tecpen. Những chỉ số lí hoá đặc trưng của TDT thương phẩm: khối lượng riêng (ở 25oC) 0,8570 -0,8650 g/cm3; chiết suất với tia D ở 20oC là 1,4620 - 1,4720. TDT được sử dụng chủ yếulàm dung môi trong công nghiệp sơn; làm nguyên liệu để tổng hợp các chế phẩm longnão, tecpin hiđrat, tecpineol, thuốc trừ sâu. Ở Việt Nam, TDT được chia làm hai loại: I vàII.
NHỰA THÔNG:
chất dính nhớt, khó chảy, màu trắng đục, thu được khi khai thác nhựa cây thông đangsinh trưởng. NT là dung dịch rắn gồm các axit nhựa (71 - 79%) hoà tan trong một hỗnhợp tecpen (tinh dầu thông 14 - 20%), cùng với nước và các tạp chất khác. Nhựa trongthân cây thông được chứa trong các ống nhựa, khi bị cắt thì chảy ra. NT được khai tháctheo 3 chế độ: trích diệt, khai thác 1 - 4 năm trước khi chặt cây; trích kiệt, khai thác 5 - 7năm trước khi chặt cây; trích dưỡng, khai thác trên 8 năm trước khi chặt, nuôi cây để lấynhựa lâu dài. Có ba phương pháp trích NT: khoét hốc là phương pháp cũ, hiện đã bỏ; đẽohình chữ nhật bằng cuốc đẽo trên cây thông nhựa (Pinus merkusiana); trích hình chữ Vvới bộ dao bào vỏ, mở rãnh và trích nhựa trên cây thông ba lá (Pinus khasya), thông đuôingựa (Pinus massosiana). NT dùng để trát thuyền, làm mực in, hoặc để chế ra các chấttùng hương (colophan - thành phần chính của NT nên thường được gọi là NT) và dầuthông. Xt. Colophan.
TANIN:
(A. tannin; cg. axit tanic, galotanin, axit galotanic), một nhóm các poliphenol tồn tại phổ biếntrong thực vật, có khả năng tạo liên kết bền vững với protein và một số hợp chất cao phân tửthiên nhiên (xenlulozơ, pectin). Đầu tiên (từ cuối thế kỉ 18), T là tên gọi của dung dịch nước chiếtxuất ra từ nhiều loại cây, dùng để thuộc da. Hiện nay, T là tên gọi của những hợp chất gặp trongthiên nhiên có chứa một số lớn các nhóm hiđroxi phenolic và có phân tử khối từ 500 đến 3.000.Hoá học của T rất phức tạp và không đồng nhất. T có thể được chia thành hai nhóm: a) Các dẫnxuất của flavanol, còn gọi là những T ngưng tụ; b) T có khả năng thuỷ phân (nhóm này quantrọng hơn), là những este của gluxit, thường là glucozơ với một hoặc nhiều axittrihiđroxibenzencacboxylic. Công thức dẫn ra ở đây là một T có tên corilagin.Công thức thực nghiệm của corilagin là C27H24O18; ở 210 - 215oC nó phân huỷ phần lớn thànhpirogalol và CO2. T có trong vỏ, trong gỗ, trong lá và trong quả của những cây như sồi, sú, vẹt,vv. T được dùng để thuộc da, làm chất cầm màu trong nhuộm vải bông; trong y học, dùng làmthuốc chữa bỏng (bôi dung dịch nước của T lên chỗ bỏng, da sẽ chóng lành), làm tiêu độc (vì Tcó thể kết hợp với các độc tố do vi khuẩn tiết ra, cũng như với các chất độc khác như muối bạc, muối thủy ngân, muối chì |